Làm thế nào để da cháy nắng khôi phục nhanh hơn có lẽ là vấn đề được nhiều chị em quan tâm trong mỗi chuyến du lịch trở về, đặc biệt là sau chuyến du lịch biển. Tình trạng sạm da do cháy nắng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài và khiến nhiều chị em mất tự tin. Do đó, họ sẵn sàng thử một số phương pháp chia sẻ trực tuyến có hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, cách sử dụng những nguyên liệu sẵn có tại nhà như giấm, nước súc miệng … Bôi lên da, làm dịu da sau khi đi nắng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến tình trạng da thêm phức tạp. Stephanie Taylor-Chuyên gia sức khỏe chỉ ra sự nguy hiểm của các kỹ thuật chữa cháy nắng được lưu hành gần đây.
Nước súc miệng
Trước đoạn video trên Tiktok ghi lại cảnh một cô gái dùng nước súc miệng xịt trực tiếp lên vết cháy nắng trên da nhằm mục đích làm dịu, Stephanie khẳng định: “Đây là cách rất kỳ cục để giảm nóng, rát do cháy nắng và hoàn toàn không phải phương pháp an toàn. Mặc dù tinh dầu bạc hà thường có trong nước súc miệng có đặc tính làm mát nhưng nồng độ cồn 26,9% cùng các thành phần axit như benzoic mới là vấn đề. Lặp lại cách đó nhiều lần có thể làm da thêm khô, căng, thậm chí nứt da, mẩn đỏ, ngứa rát”.
Kem chua (sour cream)
Trong khi số đông sẽ dùng kem chua làm sốt chấm cho khoai chiên, snack thì có một số người đã tận dụng món ăn này để làm dịu da sau khi đi nắng. Stephanie nhận định lượng axit lactic trong kem chua có khả năng thúc đẩy các tế bào da mới. Tuy nhiên, trường hợp da cháy nắng nên ưu tiên các sản phẩm chuyên dụng cho da chứa thành phần làm dịu, lành tính như lô hội. “Bạn thậm chí có thể đặt lọ kem dưỡng vào tủ lạnh một lúc để tạo cảm giác mát mẻ hơn khi thoa lên da thay vì dùng loại nước sốt này”.
Giấm trắng
Stephanie nhấn mạnh: “Tuyệt đối không dùng giấm trắng để bôi lên da. Giấm có độ axit cực cao, còn độ pH khoảng 2-3. Khi để giấm chưa pha loãng tiếp xúc trực tiếp với da có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da yếu, dễ viêm nhiễm hơn. Chưa kể nếu bạn đang bị cháy nắng, bỏng nắng nặng điều này sẽ khiến bạn thực sự có cảm giác như bị châm chích, xót và càng thêm khó chịu”.
Tạo khối bằng kem chống nắng (sun contouring)
Trào lưu bôi kem chống nắng vào những vị trí thường đánh khối sáng. Nhằm mục đích khiến phần da còn lại tối màu hơn. Nhờ đó gương mặt trông thon thả, góc cạnh. Ngay cả khi không trang điểm từng khá hot trên Tik tok. Tuy nhiên, Stephanie cũng như nhiều chuyên gia da liễu đã lên tiếng cảnh tỉnh sự nguy hiểm của trào lưu này. “Duy trì thói quuen này có thể dẫn đến tổn thương da; đẩy nhanh quá trình lão hóa thậm chí là ung thư da”; Stephanie lý giải.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh ngay cả khi muốn tắm nắng, có làn da rám nắng khỏe mạnh. Bạn sẽ vẫn cần đến các sản phẩm chuyên dụng và đảm bảo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Một vài bí quyết làm dịu da cháy nắng bạn nên thử
Nước mát
Cháy nắng được hiểu một cách đơn giản là phản ứng viêm của da. Một trong những cách dễ dàng nhất để giảm viêm là hạ nhiệt độ của khu vực bị ảnh hưởng. Cách hiệu quả để giảm cảm giác bỏng rát ngay lập tức là nhảy vào nước hoặc dội nước mát. Tuy nhiên, nên cảnh giác với nước ở hồ bơi. Vì nước clo ở đó có thể kích ứng da nhiều hơn. Nên tránh sử dụng đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da. Vì nó có thể gây ra nhiều tổn thương hơn cho vùng da bị cháy nắng.
Baking soda và bột yến mạch
Pha một vài muỗng baking soda vào buồng tắm với nước mát. Và ngâm mình trong đó khoảng 15 đến 20 phút giúp giảm nhẹ các tổn thương trên da. Có thể bổ sung thêm bột yến mạch. Nó giúp làm dịu tình trạng kích ứng và lấy lại độ ẩm tự nhiên trên da. Không chà xát trên da khi tắm và sau đó, chỉ nên thấm nước trên da bằng khăn vải mềm.
Nha đam
Lớp gel từ cây nha đam được biết đến với nhiều công dụng. Bao gồm khả năng làm mát và dịu da. Bôi trực tiếp lớp gel lên da giúp cung cấp độ ẩm và giảm nhẹ được tình trạng bỏng da một cách nhanh chóng.
Nguồn: Ngoisao.net